Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Uốn cành rơi

Với cây cao, thân mảnh, văn nhân, ta nên nghĩ đến uốn cành rơi cho cây. Một cành rơi đẹp là một cành tạo được độ ấn tượng cao đối với người xem.

Những suy nghĩ, quan điểm về dáng văn nhân
Với cây cao, thân mảnh, văn nhân, ta nên nghĩ đến uốn cành rơi cho cây. Một cành rơi đẹp là một cành tạo được độ ấn tượng cao đối với người xem.

Xin giới thiệu cách uốn cành rơi cơ bản của nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh:



Cành rơi

Thường độ ấn tượng được tạo bời các yếu tố:

-     Độ khó: uốn thật khúc khuỷu, sau này cây già nhìn rất bắt mắt, gây kích thích cho người xem. Độ ấn tượng sẽ đạt đỉnh cao nếu bạn có thể uốn 2 co trong 1 co.
-     Đa chiều: Khi uốn phải tạo sao cho dù người xem đứng ở góc độ nào cũng thấy cành rơi có độ lắc và xoắn.
-     Độ già và tỉ lệ: Cành rơi nếu uốn đạt đuợc 2 yếu tố trên với tỉ lệ hài hòa khi cành già đi nhìn sẽ rất đẹp.







Đây là kỹ thuật uốn cành rơi nhưng các bạn cũng có thể ứng dụng cho cành phóng, hay bay, hay 1 cành bình thường nhưng hơi dài và uốn không rơi xuống:

-     Cách uốn: Đối với cành rơi khi quấn dây phải nhặt (dày) hơn cành thường vì do bẻ độ cong nhiều, tránh trường hợp nứt, gãy, nếu sợ có thể bó bằng dây nylon hoặc cao su non là tốt nhất. Khi quấn chú ý tại đỉnh mỗi đường con nên có dây nhôm để tránh gãy. Bắt đầu uốn, phần sát chân cành nên uốn xuống 1 nhịp, cong gập vô thân tạo co (đường con) đầu ấn tượng. Sau đó uốn vòng ra phía sau tạo co 2 (Nên uốn co 2 luôn luôn đi hướng ra sau để tạo chiều sâu cho cây cho tất cả các kiểu cành), khi uốn ra sau thấy độ cong vừa đủ thì uốn về lại phí trước, đồng thời hơi chếch xuống duới gốc. Sau đó uốn tiếp đến co 3, co này uốn hơi chếch lên phía trên tạo độ đa chiều cho cành. Rồi lại uốn vòng xuống co 4, co 4 uốn ra phía truớc và cũng chếch xuống dưới. Sau đó lại uốn đến co 5,6…tương tự như co 2,3,4.







Phần co uốn lên trên có tác dụng làm cho cành nhìn đa chiều và phủ kín các chỗ trống tạo độ dày cho cành, không nhất thiết phải uốn theo chu kỳ: sau , trên, trước mà có thể thấy chỗ nào trống, hoặc muốn tạo độ ấn tượng bất ngờ thì uốn lên trên (như co 3) cũng được. Các co uốn như thế nào cũng được, miễn là độ rộng của co giảm dần từ chân cành cho đến đầu ngọn cành để tạo độ tự nhiên theo sinh lý của cây và tạo độ đẹp khi chiêm ngưỡng.
-     Cách bố trí chi nhỏ trên cành rơi: tại cách đỉnh của các co lấy 1 nhánh nhỏ rồi xòe tàn Tại phần sát ngọn của cành có thể sắp thành 1 tái hơi tam giác, nhưng vẫn phải tạo co như phía trên sát thân, sắp sao cho tổng thể là tam giác kín nhưng phải thóang, và thấy được lớp lớp được phân tàn rất rõ trong cành rơi.


Cần chú ý thêm:

Cành rơi thường phải nuôi lớn hơn những cành khác rất nhiều, nhưng khi nuôi các cành lại phát triển không như ý. vì cành rơi phát triẻn kém hơn các cành khác do cành bị chúi xuống.Để khắc phục khi uốn cành rơi, trong quá trình nuôi cành rơi lấy độ dài, khi cắt tỉa cây không nên cắt tỉa cành rơi mà cứ để nó mọc tự nhiên. Sau khi lấy độ dài vừa ý, bạn đừng cắt phần ngọn thừa đi mà bẻ cong lên, phần ngọn này sẽ phát triển như nhánh bình thường làm cành rơi to theo.

khi uốn cành rơi nên uốn các co gấp hơn một chút, nhìn theo các chiều đều có độ lắc - 3D tự nhiên (các co không đều nhau, chỗ co nhiều chỗ co ít), để ấn tượng thì khi lượn xuống nên cho lắc ra sau hoặc trước (tuỳ theo khoảng trống trên cành rơi), đôi khi nếu có khoảng trống thì nên tạo 2 nhịp lắc cùng chiều (hay 2 co trong 1 co). Ngoài ra khi tạo cành rơi độ dốc của cành từ đầu đến cuối là không đều nhau phía trên có thể dốc mạnh nhưng đến phần ngọn dốc ít dần sao cho tổng thể tạo thành 1 đường cong nhẹ mềm mại. Không nên làm cho cành tạo thành một đường chéo sẽ rất cứng.

Những suy nghĩ, quan điểm về dáng văn nhân

Có thể bạn đọc khái niệm về bonsai dáng, thế văn nhân (Bunjin style bonsai) ở đâu đó. Hoặc bạn xem bộ sưu tập, triển lãm, người ta nói "đây là cây văn nhân" và hình thành trong đầu bạn khái niệm về một cây bonsai văn nhân. Nhưng khái niệm về bonsai văn nhân vẫn còn là khái niệm mở...

Đôi điều về cây dáng Nhân Văn

Bạn sẽ gọi đây là một bonsai dáng văn nhân? Dù bạn gọi nó như thế, bạn không nhìn thấy quá nhiều bonsai giống như thế này. Thậm chí hầu hết văn nhân không phải hoàn toàn là giống như thế này; nhất là cây lá kim và hầu hết đều không như vậy: một mảng nhiều thân cây uốn khúc, đặc biệt là nhiều chi từ một thân. Một cây thù du?

Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta hãy quay lại với tất cả suy nghĩ, quan niệm trước đây, những kiến thức từ các bài trước, chúng ta cùng nhìn nhận lại vấn đề.

Tất cả các hình ảnh ở bài này được lấy và chỉnh sửa lại cho dễ nhìn từ các hình ảnh trong triển lãm

Tôi nghĩ rằng bạn sẽ coi cây này là một cây bonsai văn nhân, mặc dù bạn không thấy nhiều cây bonsai đứng thẳng trong chậu thác (cascade pots). Chúng ta đang nói về chậu cho cây văn nhân. Một cây phong tán tròn.


Như cái chậu sặc sỡ này cho thân mảnh như vậy không phải là một cái gì đó bạn đã từng nhìn thấy ở một cây dáng văn nhân. Đây có phải là cây tử đinh hương?


Đây là một cây bonsai gần giống với những gì bạn có thể mong đợi ở một bonsai văn nhân? Sau hơn tất cả, đó là một cây tùng bách. Nó như một cây thông bạn có thể đã nhìn thấy ở đâu đó trên xa lộ.


Và... Quá tinh tế? Tôi tự hỏi, nếu nhiều người đam mê bonsai sẽ đưa ra một cây như thế này như một cách nhìn thứ hai. Đây là một cây phong tán tròn?

Bạn nhận xét gì về nhưng cây ở trên với một cây bonsai dáng văn nhân? Ta cùng theo dõi cuộc thảo luận sau nhé.

Andy Rutledge:

 Chúng đẹp và hấp dẫn, nhưng xin vui lòng không nhầm lẫn các tác phẩm này với văn nhân (trừ cây thông, có lẽ thế). Văn nhân không phải chỉ là một thân và thân phải "mảnh". Văn nhân trong tiêu chí "mỹ" trong cây cảnh nghệ thuật thì nó phải có những phẩm chất nào đó... mà thường dễ nhất để miêu tả với những thân mảnh hơn các cây bonsai dáng khác, nhưng như thế chỉ là một phẩm chất, không phải là tất cả phẩm chất của văn nhân. Có một số bonsai văn nhân đẹp tuyệt vời mà được bố cục từ nhiều cây và thân không hề "mỏng".

Văn nhân gần như hoàn toàn liên quan đến wabi-sabi: vẻ đẹp của những điều không hoàn hảo, vô thường và dở dang - một khái niệm của người Nhật. Wabi-sabi thể hiện sự khiêm tốn, u sầu, nghèo đói, sự đơn giản, sự cô đơn, với nhân phẩm trong sự yên tĩnh. Wabi-sabi già hơn tuổi, tạm bợ, hoen mốc, vô thường.

Yêu cầu này đối với phẩm giá yên tĩnh trong nghèo cô đơn sẽ loại trừ các tác phẩm được đăng ở đây - sự giàu có ở trong hầu hết các tác phẩm được hiện ra một cách nào đó (một lần nữa, trừ cây thông). Không, đây không phải là văn nhân, thậm chí cũng không họ hàng xa. Tuy nhiên chúng cũng khá đẹp!
Wayne:

Cảm ơn cho những hiểu biết sâu sắc của bạn về văn nhân và xa hơn nữa. Một bài tuyệt hay.

Có hai cây mà tôi xác định là văn nhân hoặc rất giống văn nhân. Còn các cây thông thì tôi hoàn toàn đồng ý với bạn...

Và cây phong trong chậu thác. Mặc dù tôi hiểu được quan điểm của bạn, để tôi cái nhìn tốt hơn về khái niệm văn nhân. Thậm chí có một số wabi-sabi hoặc có thể chỉ một cái gì đó trông vô hình và cảm thấy giống như văn nhân?

Cây phong là có một số phẩm chất mộc mạc, nhưng không phải tuổi tác cũng không nghèo. Đây là một cái gì đó trẻ trung với cái sẹo mới và lá tươi tốt của nó không hề gợi lên sự u sầu hay cô đơn. Những chiếc lá đặc trưng lớn đến sự đa dạng, trái lại với khái niệm sabi-wabi. Một thực tế rằng đây là một cây trẻ trung, kiêu hãnh và hạnh phúc. Nó không có trong khái niệm về văn nhân.

Sau đó, có những vấn đề chậu. Bonsai không chỉ là cây trồng, mà là một bố cục cây - chậu. Chậu này là phong cách hiện đại và màu tươi, sặc sỡ. Hoàn toàn không có sự khiêm nhường. Nó cũng cho thấy có một dấu hiệu nào của một môi trường mà có thể ươm những phẩm chất thích hợp hoặc nó đã kể một câu chuyện giống với sabi-wabi.

Đối với những cây thông, phân cành rất đẹp tự nhiên và cắt tỉa cẩn thận không lộ. Tuy nhiên, phần chậu, đất với thảm cỏ tươi tố là quá đủ không gợi lên một sabi-wabi. Có thể đây là cách tuyệt vời để hiển thị một cách nghệ thuật theo hướng đó, nhưng chính nó phá dở mọi thứ. Và cơ bản là cái chậu "quá giàu có" đã xung đột khủng khiếp toàn bộ bố cục cho một bonsai văn nhân.

Bonsai không chỉ là cây, nó là bố cục; tất cả các yếu tố. Chúng phải hài hòa và tất cả nói cùng một câu chuyện, hoặc các thành phần cùng nói một câu chuyện. Những câu chuyện khác nhau với những sabi-wabi và văn nhân. Thêm lưu ý rằng, môi trường để có một cây bonsai nhân văn, không chỉ chú ý có cây không thôi, phải với tất cả các thành phần: cây, chậu, đất, cỏ, vật trang trí, ....

Hy vọng tất cả điều này làm sáng tỏ.

Kỹ thuật trồng mai mùa tết

Trồng mai kiểng là một thú chơi của nhiều người. Tuy nhiên, trồng như thế nào là đúng cách, trồng như thế nào để có được chậu mai kiểng đẹp? – Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Những tư liệu dưới đây giới thiệu khá chi tiết về cách trồng, chăm sóc



Trồng mai kiểng là một thú chơi của nhiều người. Tuy nhiên, trồng như thế nào là đúng cách, trồng như thế nào để có được chậu mai kiểng đẹp? – Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Những tư liệu dưới đây giới thiệu khá chi tiết về cách trồng, chăm sóc để có được một chậu mai kiểng đẹp vào dịp Tết.

Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất. Nó không quá kén đất trồng. Bằng chứng là trên các loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi…mai vẫn phát triển tốt. Tuy nhiên, mai kỵ đất bị úng thuỷ, thường xuyên ngập lụt. Rễ mai dài bởi vậy nước ngập lâu dài sẽ khiến cây bị héo úa và chết dần. Trong rễ mai, rễ bàng (mọc quanh đoạn cổ rễ) có sức sống mạnh nhất. Bị chặt đứt, chúng lại mọc ra. Vì vậy, bộ rễ bàng đóng vai trò quan trọng với việc sinh trưởng và phát triển của cây mai.

Điều quan trọng nhất với mai kiểng là dáng cây và việc ra hoa đúng kỳ.Cành lá quá tốt sẽ gây ra ức chế với việc trổ hoa. Cây còi cọc quá thì hoa ít, không đẹp. Mai kiểng được trồng trong chậu với lượng đất giới hạn, nên việc bón phân, chăm sóc cho mai hết sức cần thiết.

Người trồng mai kiểng còn chú ý đến môi trường sống của mai. Mai là loại cây thích hợp với khí hậu nóng ấm, từ 25o – 30o, có thể chịu được nhiệt độ cao trong nhiều ngày, nhiều tháng. Tuy nhiên, ở những nơi nhiệt độ thấp (dưới 10o), mai sinh trưởng kém.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai

Mỗi giống cây đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao, (trồng đúng kỹ thuật cây mới cho năng suất cao). Nhưng nhiều loại cây có cách trồng giản dị. Mai là một loại cây như vậy. Tuy nhiên, đó là cách trồng để cây mai sống và ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác. Nó đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, hiểu biết về loài cây này.

1. Lên luống và mương rãnh thoát nước

Cây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Nếu trồng mai ở thế đất như trên, cần lên luống. Thông thường, bề ngang luống rộng từ 1-1,2m. Luống này sẽ dùng để ương mai con, khi lướn bứng trồng vào chậu. Giữa hai luống mai sát nhau nên có mương, rãnh thoát nước, tránh ngập úng cho vườn mai.

2. Nhân giống

a). Nhân giống hữu tính: Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ...).

b). Nhân giống vô tính: Đây là cách trồng mai được tiến hành bằng việc chiết cành, ghép cành, hoặc giâm cành. Cách nhân giống này giúp cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ. Tuy vậy, với cách nhân giống này, mai không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.

* Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

* Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.

Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.

* Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.

Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.

Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.

* Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.

Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.

Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.

3. Chăm sóc mai

* Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).

Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

* Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.

* Diệt cỏ dại, bắt sâu: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

4. Trẩy (lặt) lá mai

Đây là việc làm giúp mai nở hoa đúng vào dịp Tết. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, tiến hành xong trong ngày mới tốt. Nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày. Muốn cây mai trổ hoa nhiều, người trồng mai cần trẩy hết là non, lá già, chú ý không làm gẫy ngọn cành.

Có 2 cách trẩy lá mai: Cách thứ nhất, ta cầm lá trẩy ngược ra sau. Cách này tốn ít sức, nhưng dễ kéo theo một đoạn dài vỏ, dễ làm hư hại đến cành hoa và nụ hoa. Cách thứ hai, ta cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá. Cách này không làm xước vỏ, nhưng tốn nhiều công sức. Hơn nữa, đối với những đọt non, cách này dễ gây ra đứt đọn do kéo quá sức

Hoa mai địa thảo đơn và mai địa thảo kép

Mai địa thảo hay Ngọc thảo là loài cây cho hoa màu sắc rực rỡ. Hoa có nhiều màu sắc nở hầu như quanh năm, theo cách phân loại theo hình dáng hoa Việt Nam có 2 loại là Mai địa thảo đơn và Mai địa thảo kép.

Mai địa thảo thuộc giống cây bóng nước với đặc điểm hình thái rất đa dạng. Tuy nhiên khi nói đến Mai địa thảo với tên khoa học là Impatiens walleriana thì đấy là loài có xuất xứ từ vùng Đông Phi; thân cỏ mọng nước cao từ 15-60cm; lá hình mác có răng cưa dài từ 3-12cm, rộng từ 2-5cm.

Mai địa thảo là loài hoa đẹp thích hợp trồng trong các giỏ hoa treo

Mai địa thảo đơn có 5 cánh với cánh hoa xòe rộng, phẳng trong khi đó Mai địa thảo kép có 2 lớp cánh và hình dáng hơi khum tròn nhìn rất giống hoa hồng. Màu sắc hoa có khi đơn sắc như đỏ tía, cam, hồng, tím nhưng có khi pha thêm một màu khác như trắng hồng, hồng tía… Hạt cây hình trái xoan rất dễ bung nếu chạm phải. Đây là hình thức phát tán hạt giống độc đáo của các loài cây thuộc giống cây bóng nước.

 Mai địa thảo cánh đơn với 5 cánh xếp không cân bằng

Mai địa thảo kép có hình dáng kiêu xa hơn hẳn loại hoa đơn

Cây hoa Ngọc thảo là loài rất dễ trồng, từ cây con đến lúc ra hoa chỉ chừng 2 tháng. Cây cho hoa liên tục trong suốt vòng đời 1 năm của mình. Hoa thích hợp trồng trong rợp, không chịu nắng gắt, vì vậy bạn có thể trồng dưới gốc cây hoặc những chỗ có tán rộng, thoáng mát. Khi tưới tránh tười trực tiếp vào cánh hoa để hoa không bị dập (tưới thẳng vào gốc).

Nhu cầu nước tưới và phân bón ở mức độ trung bình. Nếu mật độ trồng thưa, thân cây sẽ phát triển thêm nhiều nhánh và cho nhánh to, nhiều bông.

Chất trồng tốt nhất là lá cây mục trộn với đất thịt tơi xốp và phân bò, tỷ lệ 1-1-1. Rễ mọc cạn … nên nếu đất vườn nhà bạn bị phèn thì hãy trải một lớp giấy báo (dày dày một chút) xuống khu vực định trồng, sau đó đỗ hỗn hợp chất trồng lên trên – dày khoảng 20cm – rồi trồng cây con xuống là bảo đảm. Nếu muốn thì bạn cũng có thể trồng trong chậu, hoặc giỏ treo đê làm cây treo giàn, cây treo ban công.

1 gốc cây nhỏ nhưng xum xuê hoa lá

Trồng lẫn nhiều màu để đem lại vẻ đẹp sống động

Màu tím hoa cà là màu rất hiếm gặp ở loài Mai địa thảo

1 vườn cây với những sản phẩm giỏ hoa treo tuyệt đẹp ở Mỹ

Loài hoa bình dị nhưng vẫn mang vẻ đẹp thu hút

Nhiều người không biết dễ nhầm Mai địa thảo với thu hải đường bởi hoa tương tự nhau

Trồng Mai địa thảo ở bờ rào để khiến những tên trộm thương hoa mà ko nỡ bước lên chăng?

Mai địa thảo dễ trồng, dễ sinh trưởng, ít sâu bệnh, nên rất thích hợp để trang trí ở các khu vực ban công, vĩa hè, lối đi. Cây dễ nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Có thể được trồng để buôn bán vào dịp Tết.

KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY HOA VẠN THỌ


Vạn thọ thuộc chi Tagetes họ Cúc Asteraceae, là cây thân thảo ngắn ngày có giá trị về mặt hoa cảnh, thờ cúng, là là hoa không thể thiếu trong các dịp lễ tết ở nước ta. Là câu họ cúc, hoa lá có mùi hương đặc biết có thể xua đuổi một số loài côn trùng có hại. Ngoài ra cây còn có giá trị về mặt y học, thực phẩm và mỹ phẩm.

1.      Gieo ươm vạn thọ

Vạn thọ có thể gieo trồng và cho hoa bất kể thời gian nào trong năm, nhưng đạt hiệu quả về mặt kinh tế và sử dụng nhất là vào dịp tết nguyên đán. Ba giống vạn thọ phổ biến hiện nay là vạn thọ Pháp, vạn thọ Thái và vạn thọ Sa Đéc. Theo kinh nghiệm thực tế có thể phân ra hai nhóm với hai quy trình canh tác khác nhau là nhóm vạn thọ lùn và nhóm vạn thọ cao

Vạn thọ lùn thích nghi rộng, cây cao 40 – 50cm, thời gian từ lúc gieo trồng cho đến khi cây nở hoa hoàn toàn là 60- 65ngày.

Vạn thọ cao thích hợp trồng vào dịp tết nguyên đán, cây cao 65- 70cm, thời gian từ lúc gieo trồng cho đến khi cây nở hoa hoàn toàn là 65 – 70 ngày.

Căn cứ vào thời gian trên ta có thể suy ngược để biết được thời điểm gieo hạt để vạn thọ cho hoa đúng vào dịp cần sử dụng.

Chuẩn bị đất gieo ươm: đất sạch, tơi xốp và nhanh thoát nước. Giá thể tốt nhất là gồm 3 loại, tro trấu đã rữa mặn, đất thịt, phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 10 – 4 – 1.

Nên làm giàn che bảo vễ hạt mầm trước mưa và nắng gắt, sau khi hạt nảy mần khoảng 5 ngày, có thể bỏ giàn che, lúc này cây đã thích nghi tốt với môi trường có thể nhận nắng hoàng toàn để thúc đẩy quá trình sinh trưởng.

2.      Trồng và chăm sóc vạn thọ

Sau khi gieo 10 ngày tiến hành tưới phân lân lần đầu, nồng độ thấp. Liều lượng pha 400l nước với 5l nước bánh dầu và 200g phân NPK 16:16:8

Sau khi hạt nảy mầm được 15 ngày , có thể bứng cây con trồng ra luống, lcus ngày cây cao khoảng 10 cm với 3 -5 lá, khong để cây cao hơn 15 cm và già quá 20 ngày. Khí đấy cây sẽ khó trồng, chậm lớn, cho hoa sớm và kém hoa. Tưới đẫm nước vào đất trước khi trồng.

Bánh dầu rất tốt cho vạn thọ nên thường được sử dụng ttrong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây. Nên ngâm bánh dầu vào nước  trước 10 ngày để bánh dầu phân rac hoàn toàn trong nước, 10kg bánh dầu trong 15 lít nước.

Để cây ra hoa đẹp nên bổ sung phân bón lá hữu cơ như supermes… phun 10 ngày một lần

Vạn thọ là loài cây cần ít nước, bộ rex dài 2m, giữ ẩm độ đều khi vừa gieo hạt  và mới trồng cây ra luống, khi cây bắt đầu đã phát triển, chỉ tưới nước khi cây có dấu hiệu gần héo rũ.

Khi cây được 35 ngày tuổi, đã được 6 -7 cặp lá, tiến hành bấm ngọn cho chồi nách phát triển, về sau cây cho hoa nhiều và đều trên mặt, chỉ nên chừa từ 5 -6 chồi nách.

3.      Kỹ thuật xử lý ra hoa.

Nếu thấy cây có khả năng nở sớm hơn dự định, xử lý bằng cách tuổi phân đạm 10g/ 10l nước, ngày hai lần để kéo dài thời kỳ sinh trưởng của cây.

Nếu thấy cây có dấu hiệu nở muộn, có thể ngưng tưới nước từ 1 – 2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng, Khi lá cây héo rũ thì tưới nước vừa ẩm đất, những ngày tiếp theo tưới nước pha với bánh dầu cho cây chuyển sang sinh trửng sinh thực. Có thể dùng kali Nitrat để kích thích ra hoa sớm.

4.      Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu và côn trùng gây hại:

Kiến, dế, sâu đất, trùng phá hại rễ và hạt mầm..xử lý bằng Furadan, Regent.
Sâu vẽ bùa gây hại, xử lý bằng Thiannectin, Lanmate..
Bọ trị: Thiann=mectin, Confidor..
Nhện đỏ Ortus, Comite..
Bệnh vàng hại cây

Vàng lá đốm: phòn trừ bằng thuốc bavisan, Thane M… Váng lá hoa vạn thọ thường do độ PH trong nước tưới và đất dưới 6.5, đất phèn làm cây bị ngộ độc, nên duy trì PH 6.5 đến 6.8 là tốt nhất.
Các bệnh gây hại cho cây do độ ẩm quá cao, dinh dưỡng không cân đốii, do mưa lớn hoặc tưới nước mạnh làm xây xác, có thể phòng các bệnh cơ hội bằng thuốc Aliette, Rovral, Daconil…
Vạn tho nên được bố trí trồng ở những nơi thoáng mát, không bị bóng rợp, liên tục theo dõi quá trình sinh trưởng của cây để có biện pháp xử lý phù hợp, cho một mùa hoa như ý.

Vài loài hoa mùa tết

Ngày tết không thể thiếu những chậu hoa cảnh , những bình hoa trang trí đặt bàn . Các bạn có biết những loài hoa trên có sự tích và ý nghĩa như nào không ? . Hãy cùng tìm hiểu :



1 Hoa Mai :

Hoa mai có ý nghĩa mang lại điều may mắn , thịnh vượng nó còn tượng trưng cho Ngũ Phúc Thần. Vóc dáng của cành mai là vóc dáng của những mỹ nhân như câu Kiều: "Mai cốt cách tuyết tinh thần". Mai - Tùng - Trúc phối hợp cho tình bạn, sự thanh cao của người ẩn dật cao quý…

2 Hoa Đào :




Đào tượng trưng cho vẻ đẹp thiếu nữ có sắc mặt tươi hồng như câu thơ của Thôi Hộ "Nhân diện đào hoa tương ánh hồng", trên sân khấu hí trường "đào hoa nhân" dùng để tả đôi mắy ướt rượt ,mời gọi của vai đào lẳng."Giọt máu đào nhễu xuống áo xanh" ám chỉ hiện tượng "Con ong đã tỏ đường đi lối về". Cành đào dùng để cắm trước cửa ngày Tết làm bùa trấn áp ma quỷ.Hoa và trái đào nhắc đến sự tích của bà tiên Tây Vương Mẫu của chốn thiên thai là biểu tượng cho sự trường sinh.


3 Hoa Mẫu Đơn:



Hoa này tượng trưng cho sắc đẹp của phụ nữ được người Trung Quốc coi là chúa của những loài hoa. Nó còn là tượng trưng cho giàu sang phú quý. Hoa Mẫu Đơn màu đỏ là được ưa chuộng nhất trong số các màu hoa khác. Mẫu Đơn trắng lại tượng trưng cho người thiếu nữ trẻ đẹp, thông minh qua sự tích nàng Bạch Mẫu Đơn cùng với vị tiên Lữ Đồng Tân "Chẩm thượng" giao đấu ,bất phân thắng bại …cả một đêm. Cuối cùng vị tiên ông dai sức đành phải quy hàng..và bị Bạch Mẫu Đơn cù lét…


4 Hoa Hải Đường:




Hải Đường là loài hoa tượng trưng cho mùa Xuân,nhưng chữ "Đường" thường được hiểu như là ngôi nhà lớn, nên được vẽ phối hợp trong nhiều bức tranh như với hoa Mộc Lan (Magnolia) thì có ý nói lên lời chúc "Nhà của bạn giàu sang phú quý ". Dương Quí Phi thường được gọi Hải Đường Nữ Mộc Lan hay Ngọc Lan…hoa này mùi thơm ngát về đêm nên đôi khi còn gọi là Dạ Hợp Hoa. Ai cũng biết tích nàng Hoa Mộc Lan vì chữ hiếu cải nam trang tòng chinh cứu cha.


5 Hoa Lan :


Hoa Lan tượng trưng cho người quân tử,có người cho Lan là " Vương giả chi hoa" chỉ tình cảm trong sáng cao thượng. Tuy nhiên có những điều ngộ nghĩnh không ai biết là "lan thất" là phòng ở của con gái, "lan hương " là hơi thở của con gái còn trinh, và đặc biệt có "Kim lan thất" là hội quán chung đụng của những nàng con gái hay con trai với châm ngôn: "Sống chung một thất Kim lan Thác chôn cùng một không gian nấm mồ".


6 Hoa Bách Hợp



Bách Hợp là một thứ cây thuộc loại huệ (lily) nhưng loại Bách Hợp thường được người Tàu nói đến là hoa Kim Châm (Hemerocallis) sống lâu mà người Tàu tin rằng ăn vô thì quên hết sự ưu phiền (Vong ưu thảo) và còn gọi là Huyên Thảo là hoa kim châm giúp cho đẻ nhiều con nên dịp cưới có thể tặng bức trướng thêu hoa Huyên Thảo. Đàn bà sau khi đẻ vẫn thường ăn kim châm là vậy.


7 Hoa Sen



Hoa sen có nhiều ý nghĩa, trước hết là hình ảnh của người quân tử "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Ngoài ra sen là tượng trưng cho bụt,và trong Hán tự hoa sen được gọi bằng hai chữ Liên và Hà,chữ Liên đồng âm trong tiếng Quan Thoại với Liên là sự liên kết, luyến là ái tình. Hà còn đồng âm trong tiếng Quan Thoại là hòa, nghĩa là hòa hợp.